Tết Trung Thu được tính theo Âm lịch nhằm vào ngày rằm tháng 8, lễ hội này diễn ra ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Singapore,…Tại mỗi quốc gia, lễ hội này sẽ có những phong tục khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ Trung Thu của một số quốc gia châu Á sẽ diễn ra như thế nào nhé!.
Việt Nam – Tết của trẻ em
Tết Trung Thu ở Việt Nam chủ yếu dành cho trẻ em. Nó gắng liền với sự tích chị Hằng, chú Cuội và cây đa. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ được ba mẹ mua cho những chiếc bánh trung thu thơm ngon cùng những chiếc đèn lồng ngộ nghĩnh.
Đường phố dường như trở nên lung linh hơn với gam màu đỏ chủ đạo của ngày lễ từ những chiếc đèn lồng, mặt nạ, bánh trung bày bán khắp nơi.
Các khu phố hoặc trường học sẽ tổ chức đoàn rước đèn ông sao đi đầu là nhóm múa lân, sư tử rộn ràng tiếng trống, nối tiếp là các em nhỏ tay cầm đèn lồng thắp sáng lung linh nói cười rơm rả. Sau đó là các chương trình văn nghệ, trò chơi dân gian và tiết mục phá cỗ. Vì thế nên trẻ em ở Việt Nam đều rất trong chờ ngày Tết Trung Thu.
Ngoài ra, dịp này người lớn cũng sẽ biếu nhau những chiếc bánh trung thu đặc trưng của ngày lễ cho gia đình, người thân, bạn bè,…Mọi người sẽ cùng nhau ngồi lại thưởng thức bánh cùng với chén trà nóng hổi thưởng trăng đêm rằm.
Trung Quốc – Tết đoàn viên
Với người Trung Quốc, Trung thu là ngày Tết đoàn viên. Tất cả mọi người dù ở xa cũng sẽ quay về nhà sum họp với người thân trong gia đình vào ngày này. Họ sẽ cùng nhau ngồi ăn bữa cơm đoàn viên, rồi cùng nhau ăn bánh trung thu và ngắm trăng.
Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam có một số nét tương đồng là đều có đèn lồng, bánh trung thu, múa lân sư rồng. Người Trung Hoa tin rằng máu rồng lửa sẽ mang lại nhiều điều may mắn, an lành trong cuộc sống.
Hàn Quốc – Lễ hội Chunseok
Chunseok trong tiếng Hàn có nghĩa là đêm trăng đẹp nhất mùa thu. Dịp lễ này là lễ hội lớn nhất trong năm mừng vụ mùa bội thu và tạ ơn tổ tiên.
Món bánh đặt trưng của Hàn Quốc trong ngày lễ này là bánh gạo với hình dáng giống với mặt trăng khuyết. Mọi thành viên sẽ trở về tụ họp với gia đình, bày bánh gạo và các món ăn lên bàn thờ tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên. Người Hàn cũng sẽ tảo mộ người thân vào dịp này.
Nhật Bản – Lễ hội Nguyệt Kiến
Khác với các quốc gia khác, Tết Trung Thu ở Nhật Bản mọi người sẽ thưởng thức món xôi nắm. Họ sẽ bày mâm cỗ trước thềm nhà cùng nhau thưởng thức và ngắm trăng rằm.
Tuy hiện nay, người Nhật đã hủy bỏ việc sử dụng lịch Âm như các quốc gia châu Á khác, nhưng ngày lễ này vẫn còn được duy trì đến ngày nay.
Thái Lan – Lễ Cầu trăng
Trong đêm rằm 15/8 Âm lịch, tất cả người dân Thái Lan đều phải tham gia nghi lễ Cầu trăng. Họ dâng mâm cỗ với các món đặc trưng gồm: bánh trung thu, sầu riêng, đào, bưởi Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên và ngồi quanh bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt lành sẽ đến với họ.
Campuchia – Lễ Bái nguyệt tiết
Khác với Tết Trung Thu ở một số quốc gia châu Á khác, Campuchia có lẽ là quốc gia duy nhất không tổ chức Lễ Trung Thu vào ngày rằm tháng 8 mà lại tổ chức vào giữa tháng 12 theo Phật lịch của nước họ.
Lễ hội mang tên “Bái nguyệt tiết” có nghĩa là vái lạy trăng. Người dân Campuchia sẽ thực hiện nghi thức bái nguyệt khi mặt trăng vừa nhô lên khỏi tán cây để cầu xin sự bình an và may mắn