CÁC VĂN BẢN CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH NHÀ HÀNG

Được đánh giá là ngành kinh doanh vô cùng hấp dẫn, kinh doanh nhà hàng đang thu hút đông đảo giới đầu tư tham gia. Bước vào mặt trận kinh doanh muôn vàn cạnh tranh và thử thách, đòi hỏi mỗi chủ nhà hàng phải nắm rõ các văn bản pháp luật trước khi tiến hành.

Các văn bản cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
Các văn bản cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
Các văn bản cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng
Các văn bản cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng

  

1. Giấy phép đăng ký kinh doanh
Hầu hết các chủ đầu tư sẽ trang bị cho mình vốn kiến thức khi bắt đầu mở nhà hàng. Điều tiên quyết là được bảo hộ hợp pháp của pháp luật. Mỗi nhà hàng đều phải gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. (theo luật  Điều 52 Nghị định 43/2010/NĐ-CP) Đối với trường hợp công ty đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp.

2. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Một thủ tục không thể thiếu khi mở một nhà hàng kinh doanh mà một số cơ sở là nhất là giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá nhân tổ chức kinh doanh nhà hàng phải xin phép cấp đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và có cam kết việc chấp hàng giữ an toàn vệ sinh đáp ứng tiêu chí bảo đảm uy tín cũng như bảo vệ khách hàng tránh các vấn đề xoay quanh vệ sinh thực phẩm.

3. Giấy phép kinh doanh cho phép bán lẻ các sản phẩm rượu
Trường hợp nhà hàng của bạn có kinh doanh thêm các hoạt động bán lẻ rượu thì bạn sẽ cần phải xin thêm giấy phép kinh doanh cho phép bán lẻ sản phẩm rượu theo các quy định tại Thông tư số 60/2014/TT-BCT. Để được cấp giấy phép này bạn cần làm 1 bộ hồ sơ gửi Phòng Công Thương và 1 bộ hồ sơ lưu tại doanh nghiệp. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc có giấy tờ chưa hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ lúc tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu để các chủ kinh doanh hoàn thiện.

Đối với trường hợp nhà hàng của bạn chỉ kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ kèm với đồ ăn thì không cần xin giấy phép bán lẻ rượu mà chỉ cần thông báo với Phòng Công Thương trong khu vực trước khi thực hiện việc kinh doanh theo quy định tại số 3414/BCT-TTN vào ngày 07/4/2015 của Bộ Công Thương.

4. Giấy phép bán lẻ các sản phẩm thuốc lá
Nếu nhà hàng của bạn có bán thêm thuốc lá, bạn sẽ cần xin thêm giấy phép bán lẻ các sản phẩm thuốc lá tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế theo quy định số 67/2013/NĐ-CP, thông tư số 21/2013/TT-BCT ngày 25/9/2013 của Bộ Công Thương.

Ngoài những giấy tờ trên nhà hàng cần chú ý tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ trong nhà hàng:
– Trang bị đầy đủ bình chữa cháy trong khu vực bếp.
– Toàn bộ nhân viên nhà hàng cần được trang bị kiến thức để giải quyết khi gặp sự cố cháy nổ.
– Không được để các vật liệu dễ gây cháy nổ gần khu vực bếp nấu để tránh bắt lửa.
– Mũ trùm các bếp phải được làm sạch hàng ngày để tránh dầu mỡ tích tụ dễ xảy ra cháy nổ.
– Hệ thống điện lắp đặt an toàn, cần có atomat ngắt điện và lắp xa khu vực lửa.
– Lưu trữ an toàn các loại chất lỏng, kiểm tra các thiết bị điện để tránh sự cố.
Hệ thống đường ống gas phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những văn bản pháp luật cần lưu ý khi kinh doanh nhà hàng và những lưu ý về an toàn cháy nổ. Để hạn chế tình trạng cháy nổ bạn nên sử dụng những thiết bị bếp công nghiệp, bếp nhà hàng đạt tiêu chuẩn, chất lượng. 

CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG TỪ TOÀN PHÁT:

* Sản phẩm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

* Dịch vụ tư vấn lắp đặt giao hàng chu đáo.

* Bảo hành bảo trì nhanh chóng, linh kiện chính hãng.

 Hãy liên hệ với Toàn Phát để được tư vấn và hỗ trợ giá tốt nhất:

CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT

Showroom TP. Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức

CN Đà Nẵng: Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng

CN Hà Nội: Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

CN Phú Quốc: 01, Hùng Vương nối dài, Ấp Gành Gió, Cửa Dương, Phú Quốc

Toàn Phát – Niềm tin – Chất lượng cho từng dự án!