Tủ nấu cơm công nghiệp tích hợp nhiều ưu điểm vượt trội đang trở thành một trong những thiết bị nhà bếp không thể thiếu trong những nhà hàng, bếp ăn công nghiệp. Những chiếc tủ nấu cơm công nghiệp này có thể nấu được một lượng cơm lớn trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo được độ thơm ngon, ngoài ra còn có thêm chức năng giữ ấm sau khi nấu rất tiện dụng. Sản phẩm này được xem là một thiết bị nhà bếp không thể thiếu trong các căng tin lớn, các bếp ăn công nghiệp, những bếp nhà hàng,…Tuy nhiên, để chọn được một chiếc tủ nấu cơm phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế thì không hẳn là dễ dàng vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu với nhiều loại tủ khác nhau. Ở bài viết này, Toàn Phát xin chia sẻ cùng bạn những tiêu chí quan trọng cần quan tâm để có thể chọn mua được một chiếc tủ nấu cơm ưng ý nhất phục vụ cho công việc kinh doanh hay nhà ăn xí nghiệp nhé.
1. Cấu tạo và công dụng của tủ nấu cơm công nghiệp
* Cấu tạo:
Cấu tạo của tủ nấu cơm công nghiệp gồm có phần thân ngoài và thiết kế bên trong.
+ Phần thân ngoài của tủ sẽ bao gồm phần vỏ được thiết kế Inox 2 lớp với lớp giữa là bông thủy tinh cách nhiệt dầy khoảng 3cm giúp giữ nhiệt tốt hơn và không gây bỏng cho người sử dụng. Đây được gọi là hệ thống bảo ôn cách nhiệt 2 lớp và rất phù hợp với không gian nhà bếp hiện đại. Thiết kế 2 lớp này của tủ nấu cơm cũng giúp cho tủ trở nên chắc chắn, bền bỉ với thời gian hoạt động lâu năm hơn so với các loại nồi cơm thông thường. Đặc biệt với phần cửa tủ được thiết kế cẩn thận hơn với dạng tủ đóng khóa theo khớp, viền tủ hấp công nghiệp được bao bọc bằng lớp đệm silicon chịu nhiệt, giữ nước và kín hơi 100%, hạn chế tối đa hiện tượng xì hơi, mất hơi trong quá trình vận hành chế biến cơm.
+ Phần thiết kế bên trong của tủ cơm công nghiệp là các khay được thiết kế khoa học, khoảng cách đều nhau và có tay nắm giúp dễ dàng kéo ra vào trong quá trình vận hành. Tủ có hai dạng khay chính là khay nấu không lỗ và khay hấp có lỗ, bên trong tủ còn được thiết kế hệ thống van cấp nước, van xả hơi và hệ thống cấp điện an toàn.
* Công dụng của tủ nấu cơm công nghiệp:
+ Nấu cơm ngon, tiết kiệm gạo:
Nhược điểm phổ biến của nồi nấu cơm thông thường là bạn cần đong đếm chuẩn lượng nước cho mỗi lần nấu và việc đong nước không chuẩn sẽ khiến cơm bị khô hoặc nhão. Tuy nhiên, khoảng 5% đến 10% gạo sẽ bị cháy dính dưới đáy nồi, lượng cháy này thông thường bị bỏ đi gây ra thất thoát và lãng phí cơm rất nhiều mỗi lần nấu. Với tủ nấu cơm công nghiệp thì khác, cơm được nấu chín bằng hơi nước, do đó các mẻ cơm chín đều và không lo bị cháy.
+ Nấu được số lượng lớn trong một lần:
Nồi nấu cơm thường chỉ nấu được tối đa 10kg/lần. Nếu muốn nấu nhiều hơn cần sử dụng cùng lúc nhiều nồi hoặc chờ đợi để nấu mẻ cơm tiếp theo. Điều này sẽ gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng và chỉ phù hợp cho các quán cơm kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ.
Tủ nấu cơm với lợi thế đun nấu bằng hơi nước nên sẽ không bị giới hạn về kích thước. Khối lượng nấu từ vài chục đến vài trăm cân trong một mẻ nấu là điều có thể. Phù hợp sử dụng trong các quán cơm lớn hoặc nhà ăn công ty, doanh nghiệp lớn.
+ Có thể dùng để hấp chín thức ăn:
Sản phẩm tiện ích này không chỉ dùng để nấu cơm mà còn được dùng làm các món hấp như hấp bánh bao, hấp thịt, hấp các loại hải sản,… Khay cơm và khay hấp là khác nhau, khay nấu không lỗ được sử dụng để nấu cơm, mỗi khay chứa được khoảng 3kg đến 4,5kg gạo. Khay hấp có lỗ dùng để hấp chín thực phẩm. Đặc biệt, thực phẩm hấp chín sẽ lưu giữ được nhiều dinh dưỡng hơn và hương vị cũng thơm ngon hơn.
Chức năng hấp chín thức ăn của tủ nấu cơm công nghiệp tuy đơn giản, nhưng hiệu quả cao. Giúp tiết kiệm nhân công, chi phí, thời gian và đặc biệt là tăng vị ngon cho mỗi món ăn.
+ Hệ thống an toàn, bảo vệ tủ nấu cơm tối đa:
Trên các dòng tủ nấu cơm công nghiệp đều có các thiết bị bảo vệ như Aptomat có khả năng tự đóng ngắt trong trường hợp sự cố về điện. Van xả áp dùng để xả bớt áp lực hơi nước bên trong tủ, tránh tình trạng hơi nước gây bỏng cho người dùng khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra. Phao nước tự động cấp và ngắt nước cho bể chứa và còi báo kêu báo động khi mực nước trong bể chứa giảm xuống dưới mức an toàn.
+ Chất lượng đồng đều cho tất cả các lần nấu
Điều đặc biệt nữa khi sử dụng tủ cơm công nghiệp chính là mặc dù nấu với số lượng lớn nhưng chất lượng cơm vẫn vô cùng thơm ngon, thậm chí còn vượt trội so với các nồi cơm điện thông thường. Thời gian nấu chỉ từ 30 đến 45 phút, hạt gạo được chín đều, không bị nhão hay bị cháy. Giữ được nguyên màu sắc và hàm lượng dinh dưỡng của mỗi hạt cơm. Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí và nhân công cho nhà hàng cũng như doanh nghiệp.
+ Chất liệu inox bền đẹp theo thời gian
Tủ nấu cơm công nghiệp được làm bằng 100% chất liệu inox. Inox là một chất liệu sử dụng phổ biến cho đồ gia dụng bởi lẽ nó dễ dàng vệ sinh, không bị gỉ sét và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe. Sử dụng inox đang là xu hướng chung và nó sẽ dần thay thế các chất liệu khác trong tương lai của nhiều nhà sản xuất. Inox tạo nên bộ khung chắc chắn, đảm bảo thiết bị bền đẹp trong thời gian dài không giống như các chất liệu ngắn hạn khác.
2. Các loại tủ nấu cơm công nghiệp
Tủ nấu cơm hiện nay có 3 phiên bản đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng:
+ Dùng điện: Tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện được sử dụng năng lượng điện để nấu chín thức ăn. Ưu điểm của loại này là giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí vận hành, nhược điểm không sử dụng được nếu bị mất điện.
+ Dùng gas: Sử dụng gas để đun nấu cơm. Ưu điểm của loại này không lo mất điện, chủ động được trong công việc, nhược điểm là với loại tủ gas giá thành cao hơn tủ điện, dùng gas cũng tốn kém hơn dùng điện.
+ Hỗn hợp gas – điện: Để khắc phục nhược điểm của 2 loại tủ trên, còn có thêm tủ hỗn hợp gas – điện. Ưu điểm của loại tủ này là bạn có thể dùng gas khi mất điện, chi phí vận hành ở mức thấp nhất. Nhược điểm là với loại tủ này thì giá thành cũng đắt nhất trong 3 loại.
Tuy nhiên, Toàn Phát khuyên bạn nên sử dụng loại tủ nấu cơm công nghiệp hỗn hợp gas – điện để phòng trường hợp hết gas thì có thể dùng điện và ngược lại. Như vậy, thì quá trình nấu không bị gián đoạn, cơm cũng sẽ được bảo toàn chất lượng dinh dưỡng cũng như độ thơm ngon khi chế biến.
3. Lưu ý khi mua tủ nấu cơm công nghiệp
* Lựa chọn tủ theo nhu cầu sử dụng: Mỗi doanh nghiệp sẽ có số lượng công nhân khác nhau hoặc mỗi nhà hàng cũng sẽ có lượng khách khác nhau nên lượng thực phẩm được nấu hàng ngày cũng sẽ khác nhau. Việc chọn lựa tủ nấu cơm theo nhu cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho chủ doanh nghiệp cũng như chủ nhà hàng.
* Nguồn điện sử dụng để nấu cơm: Tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện có thể thay đổi hơi khác một chút so với nguồn điện dân dụng bình thường. Ví dụ như loại tủ công nghiệp 4-10 khay cơm thì sử dụng nguồn điện tầm 220V là ổn, còn đối với những loại tủ 12 khay trở lên thì phải sử dụng điện 380V mới đủ.
* Sử dụng tủ gas hay tủ điện?: Điều này cũng sẽ phụ thuộc với điều kiện thực tế khi sử dụng. Thường thì tủ nấu cơm bằng điện sẽ được ưa chuộng hơn nhờ tính an toàn và sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu nơi của bạn không có nguồn điện phù hợp hoặc nguồn điện không ổn định, hay chập chờn, cúp điện thì có thể dùng tủ nấu bằng gas là hợp lý.
* Tin tưởng thương hiệu uy tín: “Tiền nào của nấy”, nếu bạn chọn mua tủ của nơi không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ nhận được tủ kém chất lượng và không được bảo hành về sau. Vì thế bạn có thể tham khảo các mẫu tủ nấu cơm công nghiệp của Toàn Phát để nhận được những sản phẩm chất lượng cùng chế độ bảo hành tận tâm vì khách hàng.
* Vị trí đặt tủ: Bạn lưu ý tủ nấu cơm công nghiệp nên được đặt ở vị trí rộng rãi thoáng mát, khô ráo để tránh các tình huống nguy hiểm liên quan đến điện. Nếu sử dụng tủ gas thì nên chú ý đến vị trí đặt bình gas để an toàn, đề phòng cháy nổ xảy ra khi vận hành.
Trên đây Toàn Phát đã chia sẻ đến bạn cách mua tủ nấu cơm công nghiệp cho nhà bếp vừa tiết kiệm chi phí lại chọn được loại tủ phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các mẫu tủ nấu cơm công nghiệp Toàn Phát để đánh giá chất lượng cũng như mẫu mã thiết kế hiện đại, sang trọng mà chúng tôi mang đến cho người tiêu dùng nhé.