NGUYÊN NHÂN XU HƯỚNG ĐI SIÊU THỊ ONLINE PHÁT TRIỂN MẠNH
Từ đầu năm 2021, lần lượt các thành phố lớn tại Việt Nam bùng phát dịch bệnh, từ Hải Phòng, đến thủ đô Hà Nội, từ Đà Nẵng, đến đầu tàu kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt ở Hà Nội, và TpHCM là 2 thành phố lớn nhất cả nước phải lần lượt thực hiện giãn cách xã hội. Trong tháng 06/2021, TpHCM đã phải thực hiện giãn cách, hạn chế người dân vào chợ truyền thống, còn các chợ cóc, chợ tự phát bị cấm hoàn toàn. Các siêu thị cũng thực hiện các biện pháp tránh tập trung đông người như chỉ cho lần lượt 20 người vào siêu thị mỗi lần hay buộc phai báo y tế trước khi vào mua sắm.
Người dân muốn đi mua nhu yếu phẩm, thực phẩm gặp khá nhiều khó khăn khi đi chợ, siêu thị, đồng thời cũng ngại ra ngoài khi nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Vì vậy đã có rất nhiều người lựa chọn cách đi siêu thị online hay dịch vụ đi chợ hộ, giao hàng tận nơi giúp hạn chế tiếp xúc mà vẫn có thể mua các vật phẩm mình cần. Các siêu thị cũng nhanh chóng cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng thuận tiện mua sắm.
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐI SIÊU THỊ ONLINE
Dưới góc độ là người tiêu dùng, việc đi siêu thị/đi chợ online không thay thế hoàn toàn trải nghiệm mua sắm truyền thống. Xu hướng này vừa có thuận lợi và cũng có khó khăn nhất định.
THUẬN LỢI
Khách hàng có thể ngồi tại nhà và lựa chọn các sản phẩm mình muốn ngay trên màn hình điện thoại. bạn sẽ không phải đi đến tận nơi, mất cả tiếng để chọn đồ, và lại mất thêm thời gian xếp hàng đợi tính tiền. Đặc biệt nhất là bạn sẽ hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác, tránh lây lan dịch bệnh.
Ngoài các chương trình khuyến mãi giảm giá như đi siêu thị truyền thống, các thương hiệu muốn thu hút thêm người dùng còn tung ra các khuyến mãi khác như giảm giá giờ vàng hay voucher khi mua hàng online. Khách hàng chính là người hưởng lợi lớn nhất.
KHÓ KHĂN
Việc mua thực phẩm qua siêu thị online gặp một bất cập, đó là bạn không được tự tay lựa chọn nhưng bó rau, miếng thịt bạn ưng ý nhất, tất cả phụ thuộc vào nhà cung cấp và nhân viên lấy hàng cho bạn.
Ngoài ra trong quá trình vận chuyển, đôi khi vì đơn hàng quá nhiều nên đơn của bạn có thể giao đến muộn, bạn không thể chủ động hoàn toàn thời gian nhận hàng. Việc thực phẩm rời khỏi tủ lạnh bảo quản lâu cũng làm giảm đi độ tươi ngon cần thiết.
Có rất nhiều khách hàng đi siêu thị không chỉ để mua sắm, mà đó còn là một trải nghiệm khi được đi dạo các kệ hàng rộng lớn và tự tay chọn những thứ mình muốn. Cảm giác vui sướng khi săn được một món đồ giảm giá hoặc quà tặng kèm cũng là một thứ bạn khó có thể cảm nhận được khi “đi siêu thị Online”.
CÁC SIÊU THỊ DẦN THAY ĐỔI HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Tại hệ thống Saigon Co.op, cho đến tháng 06/2021, lượng khách đặt hàng giao tận nhà tại các hệ thống của chuỗi đã tăng gấp 3 lần so với trước đó. Co.op Mart đã kết hợp với ví điện tử ZaloPay, tạo một siêu thị online để khách hàng có thể shopping ngay trên điện thoại. Việc thanh toán cũng thực hiện nhanh chóng qua ZaloPay. Ngoài ra với các khách hàng không sử dụng ZaloPay, có thể lựa chọn các ứng dụng đi chợ hộ như Grab hay Nowfood để đặt hàng theo cách tương tự.
Tại hệ thống Vincommerce, số đơn đặt hàng online cũng tăng mạnh trên các nền tảng. Số liệu được thu thập ở TpHCM cho thấy dịch vụ đi chợ hộ tăng 114%, đặt hàng qua App VinID tăng 526%, qua website VinMart tăng hơn 1.200%, qua Lazada tăng gần 680% trong tháng 6/2021. Xu hướng này không chỉ tăng mạnh trong giai đoạn đại dịch và giãn cách xã hội, mà theo các chuyên gia nó sẽ tạo thành một thói quen mới của khách hàng.
Chuỗi siêu thị Big-C cũng nối bước các siêu thị khác, tung ra ứng dụng GO! & Big C, Một ứng dụng đi siêu thị online của chuỗi, với rất nhiều chương trình khuyến mãi được tung ra, giảm giá mỗi ngày nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng vẫn có thể tích điểm, đổi voucher giảm giá như khi tới mua trực tiếp.
Để đáp ứng đủ nhu cầu của khách mua hàng, hầu hết siêu thị cho biết đều tăng lượng hàng dự trữ, đồng thời tăng cường nhân viên để giám sát hàng hóa. Tại hệ thống siêu thị của Central Retail, nhà cung cấp đã chủ động tăng 50-60% lượng hàng trong những ngày qua và thời gian tới.
Các chuỗi siêu thị nhỏ hay các cửa hàng bán thực phẩm cao cấp như G-Kitchen, Le Gourmet, Dalat Hasfarm, KameMart… cũng không đứng ngoài cuộc khi liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng đặt mua thực phẩm qua kênh trực tuyến như gọi hotline, đặt hàng qua các ứng dụng liên kết Grabfood, Gojek, Nowfood, các ví điện tử Momo, ZaloPay, hay cả trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.
Đi siêu thị, đi chợ online, đang trở thành xu hướng mua sắm mới tại Việt Nam. Tình hình đại dịch phức tạp càng giúp hình thức shopping này phát triển mạnh hơn. Đi siêu thị online không chỉ là xu hướng nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà còn có thể thay đổi cách người dân đi mua sắm trong tương lai.
CÔNG TY KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI TOÀN PHÁT
Showroom TP. Hồ Chí Minh: 351/A6 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức
CN Đà Nẵng: Xã Hoà Châu, Huyện Hoà Vang, Tp Đà Nẵng
CN Hà Nội: Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
CN Phú Quốc: 01, Hùng Vương nối dài, Ấp Gành Gió, Cửa Dương, Phú Quốc
Toàn Phát – Niềm tin – Chất lượng cho từng dự án!
- Hotline: 08 9838 9838 – 0905 91 5679
- Facebook: fb.me/thietbibepnhahang
- Youtube: https://goo.gl/RZut95